Bức tranh người Việt ở Nhật Bản

Phạm Đăng Quỳnh cùng với Trần Thị Kim Oanh.

Trong chuyến đi Nhật này tôi đã gặp khá nhiều người Việt sinh sống, làm việc tại đây. Nói chung bức tranh người Việt mình bên đó không phải toàn màu hồng. 

Nếu như số lượng người Việt ở Mỹ khoảng 2 triệu người, thì con số 450 ngàn người VN đang sinh sống ở Nhật không phải là ít. Cộng đồng người Việt ở Nhật là một cộng đồng lớn. Nhưng , xuất phát điểm từ VN không giống nhau. Đa số là lao động.

Trên phòng chờ máy bay ở Tân Sơn Nhất, tôi gặp một phụ nữ U 40 sống ở Saigon dẫn 2 đứa con sang Nhật thăm chồng. Cũng như chúng tôi, cô ta đi lần đầu và cũng quay trở về VN cùng ngày, cùng chuyến bay. Cô ta kể, kết hôn xong thì chồng đi Nhật làm việc kiếm tiền. Năm nào chồng cũng về một lần thăm vợ con. Tôi hỏi sao cháu không tìm cách sang Nhật sinh sống với chồng, cô ta nói cháu không thích, cháu chỉ thích sống ở VN thôi. 

Anh chồng sống ở Nhật đã hơn 10 năm và đã có thẻ Vĩnh Trú (giống như thẻ xanh của Mỹ). Hôm trở về, chúng tôi gặp lại cô ta ở sân bay Narita. Vừa qua khỏi cửa xuất cảnh, 3 mẹ con được một nhân viên ở đây mời sang một lối riêng. Chúng tôi tưởng là có rắc rối gì. Nhưng không phải. Ba mẹ con được người ta mời vào phòng riêng để cấp thẻ cư trú lâu dài. Từ nay muốn đi Nhật chỉ mua vé máy bay, không phải xin Visa gì nữa. Chúng tôi chúc mừng. Chuyện người ta mà mình thấy trong lòng vui vui. Nói chứ ai từng ở trong hoàn cảnh “chồng nơi vợ ngã” vì phương kế sinh nhai, mới biết đau khổ đến chừng nào.

Tôi xin kể một câu chuyện khác. Một đêm nọ ở Kyoto chúng tôi có dịp hàn huyên với một trí thức VN lấy vợ Nhật, đang sinh sống ở Hiroshima. 

Câu hỏi đầu tiên của tôi là cơ hội nào mà bạn chinh phục được một cô gái Nhật ?

Vì theo tôi nghĩ một chàng trai VN “cua” một cô gái phương Tây thì dễ dàng hơn. Còn Nhật Bản là QG phương Đông. Họ nổi tiếng là bảo thủ, lại quá giàu và không xem ai ra gì, kể cả Mỹ, dù giờ họ rất thân với nước Mỹ.

Anh ta kể tất cả chỉ là do tình yêu thôi. Anh ta có người em là bác sĩ ở VN (tạm gọi là BS A ). Gần 20 năm trước, cô ấy tốt nghiệp đại học rồi làm việc cho một tổ chức. Cô ta có chuyến công tác tại VN (để tìm kiếm cơ hội giao lưu, phát triển với các bệnh viện). Ngày cuối cùng cô ta cùng đoàn được mời đến nhà (BS A) với bữa tiệc chia tay. Tại đây, tiếng Anh của các BS Việt Nam không đủ xài, em trai (BS A) đã nhờ anh ta đến chơi và giúp thông dịch (Giỏi tiếng Anh có lợi như vậy đó mấy cha).

Chàng thông dịch bất đắc dĩ và vị khách nữ người Nhật phải lòng nhau từ đó. “Yêu nhau từ lời nói, mến nhau qua nụ cười”. Thư đi tin lại, 2 năm sau thì họ làm đám cưới.

Tôi lại hỏi làm sao để cha mẹ, họ hàng cô ta chấp nhận một chàng rể nghèo người Việt ? Anh ta nói cô nàng đưa anh về nhà chơi, rồi từ từ thuyết phục.

 Nói chứ Việt cũng tùy. Ta là trí thức, nói tiếng Anh như gió, lại đẹp trai phong độ, gia đình đằng gái nước nào chả mê (tôi nghĩ vậy).

Tôi hỏi, bạn có muốn về VN sống ở tuổi già không ? Anh ta nói chuyện đó là không thể , vì vợ em không bao giờ đồng ý.

Cộng đồng VN bên đó nếu người Việt lấy người Việt thì đa số hạnh phúc, cuộc sống sung túc. Còn phần nhiều những phụ nữ Việt lấy chồng Nhật thường dễ tan vỡ sau tuổi tứ tuần hoặc ngũ tuần. Những anh chồng người Nhật càng lớn tuổi càng thích cuộc sống khép kín. Trong khi đó các “nàng” VN khi cuộc sống đã ổn định thường có xu hướng đàn đúm vui chơi. Và mối đe dọa hợp tan bắt đầu từ đó.

Thôi hôm nào kể tiếp.

Leave a Reply Cancel reply