Bao giờ mới có được một tài năng như thế? 

Song Chi

Những nhạc sĩ tiền chiến như Lê Thương, Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Đặng Thế Phong, Đoàn Chuẩn-Từ Linh…cho tới các nhạc sĩ miền Nam sau này, như Cung Tiến, Phạm Đình Chương, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên-Phương, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng… khi được thỏa sức sáng tác trong bầu không khí tự do cộng với môi trường văn chương chữ nghĩa sôi động, những ca khúc của họ không chỉ tuyệt đẹp về giai điệu mà đặc biệt là ca từ, họ không chỉ là nhạc sĩ mà còn là thi sĩ, hoặc người phổ thơ tài tình. Có cảm giác họ trân trọng từng chữ từng từ, và qua họ, người nghe không chỉ yêu ca khúc Việt mà còn thêm yêu tiếng Việt. 

Ca khúc thời cách mạng, nhạc đỏ giai đoạn 1945-1975 là loại nhạc tuyên truyền, lúc nào cũng hừng hực “khí thế cách mạng”, nghe rất chán đã đành, mà nhạc trẻ sau này mình cũng không sao thích nổi. Có quá ít bài vừa hay về giai điệu vừa đẹp về ca từ, và ngược lại, quá nhiều bài với giai điệu làng nhàng, ca từ thô thiển, dung tục, tầm thường. 

Nhìn trên bề mặt, thật ra bây giờ ở VN nếu chỉ sáng tác thuần túy ca khúc nói về tình yêu, tình người thì cũng đâu bị kiểm duyệt, hạn chế gì. Nhưng vẫn thiếu 2 điều: về khách quan, thiếu một môi trường thật sư tự do, sôi động tạo điều kiện cho mọi hoạt động sáng tác, tìm tòi, khám phá và thể hiện mọi cảm xúc, mọi cái “tôi”, mọi xu hướng, trường phái… để văn thơ, âm nhạc, triết học cho tới mọi loại hình nghệ thuật khác được bùng nổ, như giai đoạn 1930-1945 ở VN hay giai đoạn 1954-1975 ở miền Nam, và người nghệ sĩ nói chung, người nhạc sĩ nói riêng được “hít thở” trong môi trường ấy. Và chủ quan, đối với cá nhân người nhạc sĩ, là do không chịu học nên thiếu chiều sâu về chữ nghĩa, kiến thức và khả năng cảm thụ văn học, thi ca, kể cả triết học-cái này là do mỗi người, chứ không thể đổ lỗi cho ai khác. 

Cứ mỗi lần một nhạc sĩ, một nghệ sĩ tài năng qua đời, là chúng ta lại ngậm ngùi tự hỏi

Nhưng còn gì bất hạnh hơn cho một dân tộc khi từ gần nửa thế kỷ qua, nhắc đến những tài năng thực sự trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật thì hầu hết vẫn là những tên tuổi cũ, vẫn không có được những khuôn mặt mới, những tác phẩm mới đủ sức thay thế hoặc thậm chí vượt qua?

Leave a Reply

More articles ―

%d bloggers like this: