Bài Những Ngày Xưa Thân Ái của Phạm Hổ hay Phạm Thế Mỹ?

Hieu Van Ngo

(Xin post ra đây ít hàng nói chuyện với 1 bạn trên FB để đọc chơi)

*** Cả 2 anh em Phạm Hổ và Phạm Thế Mỹ đều theo CSVN từ thời 9 năm kháng chiến đến nhiều năm sau 1975 ***

Bài hát Những Ngày Xưa Thân Ái, vốn là một bài thơ, có chút lấn cấn (controversial) về “tác quyền chính chủ” mà ít người biết:

1) Nguyên là tên bài thơ gồm nhiều câu tự do có cùng tựa đề của Thi Sĩ Pham Hồ (còn gọi là Hổ), quê Đập Đá, An Nhơn, Bình Định, được làm ra vào trước năm 1954 ở Liên Khu 5. Ngay sau đó bài thơ được phổ nhạc và đã được các thanh thiếu niên cùng thời ở LK5 hay hát. Văn Sĩ Phạm Xuân Đài hay Phạm Phú Minh, tác giả quyển Hà Nội Trong Mắt Tôi, người gốc Quảng Nam, sanh trước 1937 hiện ở Nam California còn nhớ (và hát cho tôi nghe cách đây vài năm).

Nghe đâu năm 1956, ở Hà Nội, Phạm Hồ đã xuất bản tập thơ có bài thơ này.

Trước năm 1963 tôi đã thuộc lòng bài thơ này nhờ đọc các bài thơ tuyển của 1 ông anh học trung học ở Bình Định. (Thầy Việt Văn của anh đó là Thi Sĩ Trần Anh Lan, quê ở Phổ Xuân, Đức Phổ; trước 1975 Thầy Anh Lan là sĩ quan pháo binh, có biệt thự màu trắng cho Mỹ thuê trước trường tư thục Hùng Vương. Thầy Anh Lan, hiện ở Westminster, California, rất sính thơ nên các học trò của Thầy cũng hay chép các bài thơ do ông tuyển. Thầy Anh Lan cho biết là ông thuộc bài thơ đó trước 1954 khi đi dân công cho Việt Minh ở vùng núi của quận Đức Phổ.)

[Những ngày xưa thân ái

(Thơ Phạm Hổ)

Tôi bắn hắn rồi

Những ngày xưa thân ái

Không ngăn nổi tay tôi

Những ngày xưa thân ái

Chắc hắn quên rồi

Riêng tôi, tôi nhớ:

Đồng làng mênh mông biển lúa

Sương mai đáp trắng cỏ đường

Hai đứa tôi ,

Sách vở cặp chung

Áo quần nhàu giấc ngủ

Song song bước nhỏ chân trần

Gói cơm mo mẹ vắt sách tùng tơn

Nón rộng hỏng quai

Trong túi hộp diêm nhốt dế

Những ngày xưa êm đẹp thế

Không đem chung hai đứa một ngày mai

Hắn bỏ làng theo giặc mấy năm nay

Tôi buồn tôi giận,

Đêm nay gặo hắn,

Tôi bắn hắn rồi

Những ngày xưa thân ái

Không ngăn nổi tay tôi

Xác hắn nằm bờ ruộng

Không phải hắn thuở xưa

Tôi cúi nhìn mặt hắn

Tiếc hắn thời ấu thơ.]

2) Thi sĩ Phạm Hổ và anh là GS Phạm Văn Ký (rất giỏi Pháp Văn) tập kết ra Bắc năm 1954. Người em út là Phạm Thế Mỹ (PTM) lúc đó làm báo và văn nghệ quân đội thuộc LK5, sáng tác bài hát Nắng Lên Xóm Nghèo, “được nhận nhiệm vụ ở lại” (theo trang mạng của Tỉnh Ủy Bình Định). 

Ông PTM ở lại học nhạc ở Sài Gòn, làm nhạc và dạy học ở Quảng Nam Đà Nẵng, rồi sau đó vào Saigon dạy ở ĐH Vạn Hanh.

PTM đã phổ nhạc bài thơ này của anh Phạm Hồ của mình; tuy nhiên PTM chỉ giữ lại 1 ít câu, còn thì bị ông sửa đổi thật nhiều, khiến bố cục và ý nghĩa giữa nguyên bản bài thơ và ca từ vừa khác vừa nghịch ý.

Những ngày xưa thân ái

(Lời nhạc Phạm Thế Mỹ)

Những ngày xưa thân ái anh gửi lại cho ai?

Gió mùa Xuân êm đưa rung hàng cau lưa thưa.

Anh cùng tôi bước nhỏ áo quần nhăn giấc ngủ

Đi tìm chim sáo nở ôi bây giờ anh còn nhớ?

Những ngày xưa thân ái anh gửi lại cho ai?

Trăng mùa Thu lên cao khóm dừa xanh lao xao.

Anh cùng tôi trốn ngủ ra ngồi trên lá đò.

Trông bầy chim trắng hiện mơ một nàng tiên dịu hiền.

Đêm đêm nằm nghe súng nổ giữa rừng khuya thác đổ,

Anh còn nhắc tên tôi?

Đêm đêm nhìn trăng sáng tỏ bên đồi hoa trắng nở,

Cuộc đời anh có vui?

Thời gian qua mau tìm anh nơi đâu?

Tôi về qua xóm nhỏ con đò nay đã già

Nghe tin anh gục ngã dừng chân quán năm xưa.

Uống nước dừa hay nước mắt quê hương?

Những đường xưa phố cũ ôi nỡ đành quên sao?

Xin gọi lại tên anh giữa trời sao long lanh.

Anh giờ yên giấc ngủ tôi nằm nghe súng nổ.

Như lời anh nhắc nhở ôi câm hờn dâng ngập lối.

Những ngày xưa thân ái xin buộc vào tương lai.

Anh còn gì cho tôi? Tôi còn gì cho em?

Chỉ còn tay súng nhỏ giữa rừng sâu giết thù

Những ngày xưa thân ái xin gửi lại cho em.]

Sau 4/1975, PTM có ra mặt hoạt động cho chế độ mới, sáng tác bài “Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng” và được giải nhì. Tuy vậy, do CSVN không tin tưởng nên ông không được trọng dụng hơn, khiến ông bà phải sống nghèo khổ ở Q4, Sài Gòn. Lúc PTM già yếu và bệnh hoạn có 1 số môn sinh và người ái mộ làm nhạc hội vào năm 2006 ở Texas với đông đảo người tham dự để giúp đỡ, bất chấp chuyện ông từng hoạt động cho VM và là VC nằm vùng.(1) Ông mất năm 2009.

Cả 3 anh em Phạm Văn Ký, Phạm Hổ, và PTM đều có tài về văn, thơ và âm nhạc. Họ đã nổi danh trước 1954, ít nhất là ở KH5. Nhưng, điều tối kỵ là khi phổ thơ ra ca từ không được đổi nội dung và bố cục nguyên tác, trừ phi có lý giải rõ ràng.

***

PS: Tôi nhớ nằm lòng bài thơ Những ngày xưa thân ái của Phạm Hồ nhưng không tài nào nhớ ca từ của bài hát cùng tên của PTM. Tôi cũng thuộc lòng ca từ bài Nắng lên xóm ngheo của PTM từ năm 1960 khi nghe các chị ở trường làng múa hát bài này.

***

(1) Người ái mộ làm nhạc hội giúp NS Phạm Thế Mỹ năm 2006:

https://www.facebook.com/100003355207486/posts/3393750080746799/

Leave a Reply

More articles ―

%d bloggers like this: