Mùa hoa hạnh nhân!
Photo : Phu Nguyen
Photo : Phu Nguyen
Photo : Phu Nguyen
Photo : Phu Nguyen
Văn ta, vợ người
Tôi không có ý đồ và cũng không biết viết sách. Chém gió trên Facebook riết, từ 2016 cứ bị bà con xui viết sách, hết người này đến người khác.
Không ham.
Dịp về Tết 2019 ngồi cà phê với ông anh Đào Hiếu, anh bảo: „Các tư liệu của em rất quý, không tập hợp thành sách thì uổng lắm“. Tôi bỗng thấy xuôi. Anh Hiếu là nhà văn, từng làm trong ngành báo chí xuất bản, nói vậy chắc có lý. Thế là tôi tập hợp mấy bài trên FB, nhờ anh Hiếu gửi cho một biên tập viên cứng cựa của Nhà xuất bản Trẻ.
Cô BTV xem qua, phán: „Viết facebook để cá nhân và bạn bè đọc chơi thì “vui vui”, nhưng in sách thì không ổn“.
Thấy chưa, đã bảo mà!
Thối chí.
Bỗng tháng tư 2019, Ngô Tuyết Nga, một biên tập viên trẻ của Alphabooks liên hệ với tôi qua messenger. Nga tỏ ý muốn cùng tôi biên tập các bài viết trên Facebook mà cô rất khoái thành một quyển sách.
Tôi viết Facebook cho tôi và nghĩ rằng chỉ những ai từ 50 tuổi trở lên mới thích. Giờ một cháu gái dưới 30 nói là một số bạn trẻ thích đọc làm tôi bất ngờ. Bất ngờ hơn nữa là Nga khuyên tôi phải viết lại từ dạng chém gió thành sách, phải bổ sung các tình tiết, kể thêm về các nhân vật để người đọc hiểu mối liên kết giữa các nhân vật và sự kiện. Nga hứa sẽ giúp tôi.
Thì ra cô BTV trẻ Alphabooks này có „khiếu sư phạm“ hơn cô BTV có sạn của NXB Trẻ. Cô không dội nước lạnh, mà hướng dẫn tôi học vỡ lòng cách viết sách.
Viết trên Facebook phải ngắn để người đọc đỡ ngại. Cu Mark gọi là trang thái (status), hỉ, nộ, ái, ố…. Thứ tự các status thì kiểu gì cũng xong vì chúng không nhất thiết phải liên quan đến nhau. Nhưng một sách truyện thì không thể là tập hợp của các bài viết như một „Mao Tuyển“, mà phải là một dòng hài hòa gồm các chương mục liên quan đến nhau theo một trục thời gian.
Thế là tôi quyết tâm viết mới. Cuốn đầu tiên là một hồi ức về cuộc đời mình từ thời thơ ấu đến nay.
Alphabooks là một trong số ít các nhà sách tư nhân ở Việt Nam. Họ kinh doanh, xuất bản sách nhưng không được phép tự xuất bản. Muốn ra sách phải xin phép một NXB nhà nước nào đó. Thường thì không khó, nhưng hơi nhiêu khê. Vì mình không được tự quyết định nội dung sách định in nên các NXB tư nhân đôi khi còn thận trọng hơn các NXB nhà nước trong chữ nghĩa và nội dung. Các BTV luôn phải lăn tăn trước những chi tiết „có thể“ bị coi là „nhậy cảm“. Thế là cái tâm lý „tự kiểm duyệt“ automatic ra đời.
Tiên sư anh Tào Tháo nào nghĩ ra cái cơ chế „xuất bản xin cho“ khôn thế!
Sau mười tháng trời tranh luận đi, thay đổi lại với Nga, một cô bé rất thông minh và thẳng thắn, cuốn sách đã có hình hài. Chúng tôi bàn với nhau cả về tên sách để Nga trình bản thảo lên cấp trên của cô.
Tháng ba năm 2020 tôi đến thăm Nga tại Ban biên tập „Sống“ (thuộc Alphabooks) ở phố Nguyễn Huy Tưởng, Hà Nội. Tôi thật ấn tượng bởi không khí làm việc nghiêm túc của hàng chục bạn trẻ trong một không gian rất hiện đại. Thì ra nhu cầu về tri thức ở Việt Nam rất tiềm tàng.
Sau gần một năm hợp tác, giờ chú cháu mới gặp nhau, bàn nốt những chi tiết cần thiết.
Trở về Đức được vài hôm thì tôi nhận được tin của Nga: Alphabooks không xuất bản „tác phẩm“ của tôi. Là một cơ sở kinh doanh, họ phải cân nhắc lỗ lãi và đi đến quyết định như vậy.
„Văn ta, vợ người“ – Tức thật. Nhưng là dân kinh doanh, tôi hiểu quyết định của Alphabooks. Họ bỏ tiền ra, ắt hiểu thị trường và rủi ro hơn tôi.
Giờ đây quyển sách không còn là các bài chém gió trên mạng, nó là công sức lao động của một năm trời. Tôi loay hoay tìm cách. Một nhà văn tên tuổi, BTV của Nhà xuất bản Hội nhà văn, khi được yêu cầu xem bản thảo, không cần liếc qua, nghe tên thấy lạ đã bác bỏ thẳng thừng: Bận lắm!
Một bạn khác hứa sẽ chuyển bản thảo cho một nhà xuất bản lớn, nhưng nói trước là anh không có thời giờ đọc.
Dân có tên tuổi thường coi “văn người” như “vợ ta“.
Một ngày đầu tháng năm 2020, Nguyễn Thị Trâm, một bạn FB, sau khi đọc vài bài trên đó bỗng nhắn tin ngỏ ý sẽ giúp tôi in sách. Trâm rủ cả Đức Bình, nguyên giám đốc một nhà xuất bản ở Sài Gòn tham gia. Hai chuyên gia về xuất bản này khích lệ tôi chớ bỏ cuộc. Những lời khuyên chân tình đó thật bổ ích.
Để một NXB nhà nước chấp nhận in sách của một thằng vô danh tiểu tốt thì phải chơi trò liên kết. Tức là mình bỏ tiền ra, tự in ấn và phát hành, tự chịu rủi ro. NXB chỉ lo khâu biên tập và xin giấy phép. Đã mê „Văn ta“ như mê „Vợ người“ thì còn rủi ro nào lớn hơn?
Khó nhất là khâu phát hành thì đã có cô cháu Phan Thúy Hà giúp đỡ. Hà đã đi một chặng đường dài để tự phát hành bốn quyển sách của cô, và Hà đã thành công.
Qua giới thiệu của Đức Bình, tháng sáu 2020, Thi Anh, biên tập viên của NXB Tổng hợp TP HCM nhận lời xem bản thảo. Thi Anh nói trước là phải kiên nhẫn để cô làm xong các tác phẩm tồn đọng. Thi Anh tốn hàng tháng trời cho một tác phẩm vì cô làm việc rất tỷ mỷ, cắt tỉa từng câu chữ, từng dấu phẩy, lật đi lật lại từng chi tiết để tránh mâu thuẫn.
Sau năm tháng xếp hàng, đầu tháng 12.2020 „văn ta“ được Thi Anh đưa lên kính hiển vi. Chúng tôi bàn với nhau nhiều về câu chữ, về các chi tiết chưa rõ hơn là về nội dung. Tuy chờ lâu nhưng tôi yên tâm vì được làm việc với một người có trách nhiệm.
Sau ba tháng email đi, file quay lại, cuốn sách „HAI QUÊ HƯƠNG“ nay đang chờ in rồi nộp lưu chiểu.
Tại sao lại là „HAI QUÊ HƯƠNG“? Vì „Văn ta“ kể về cuộc sống ở Việt Nam, quê hương chôn nhau cắt rốn và ở nước Đức, quê hương lựa chọn. Hai nước này giống nhau đến kỳ lạ. Nói chuyện Đức, ai cũng liên tưởng đến Việt Nam và ngược lại. Nhưng hai dân tộc này lại trải qua hai số phận không thể khác nhau hơn trong công cuộc thống nhất giang sơn và xây dựng đất nước.
Trích nhà văn Đào Hiếu:
Anh sống chung với người Đức, ăn uống, vui chơi, làm việc, giao dịch với người Đức. Cho nên tác phẩm này là “tác phẩm Đức“ chính hiệu mặc dù tác giả của nó là một người Việt cũng chính hiệu….
Đọc anh, tôi thấy anh hiểu nước Đức, con người Đức còn hơn cả một người Đức chính cống bởi vì cái nhìn của anh, cảm nhận của anh là cảm nhận của hai con người gộp lại, hai đôi mắt gộp lại, hai trái tim gộp lại, hai cái đầu gộp lại và hai tâm tình gộp lại.
Tôi đã đọc tác phẩm HAI QUÊ HƯƠNG của anh bằng một tâm thức như thế. (Hết trích)
„HAI QUÊ HƯƠNG“ cũng là một hồi ức về Hà Nội những năm 1960-1970, về những trò trẻ trâu thời chiến tranh, về thời kỳ bao cấp, kiếm ăn ở VTV, về Quy Nhơn, về Huế sau 1975, về các bóng hồng…
Hai năm học viết sách cũng đã giúp tôi hiểu về nền xuất bản kiểm duyệt, về cách bảo vệ quan điểm của mình. Tôi hiểu, không nhất thiết cứ phải dựa vào các nhà văn tên tuổi giới thiệu. Những BTV thầm lặng, có trách nhiệm, những người bạn đến với mình bởi chân tình mới quan trọng.
Hy vọng rằng „HAI QUÊ HƯƠNG“ sẽ giúp bạn đọc yêu „văn người“ như yêu vợ hoặc chồng hoặc bồ mình.
Tân Quy 21.02.2021
Bài sau sẽ nói về phương thức phát hành và đặt sách.
Giới văn nghệ thời Covid: “Câu chuyện âm nhạc” của Nguyên Khang – Tạp chí văn hóa
Với niềm đam mê âm nhạc, với sự khao khát được đến với khán giả, nam ca sĩ với chất giọng trầm ấm, quyến rũ này đã phải tự tạo ra một “sân khấu” ngay tại nhà riêng, với chương trình ” Câu chuyện âm nhạc” do chính anh thực hiện, với sự tham gia của một số bạn bè ca nhạc sĩ. Sau đây là những tâm tình của Nguyên Khang với đặc phái viên Thanh Phương tại Westminster, Quận Cam, California, trong cuộc phỏng vấn ngày 07/02/2021:
RFI: Xin chào ca sĩ Nguyên Khang, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng như thế nào đến sinh hoạt của giới ca nhạc sĩ ở hải ngoại và đến bản thân Nguyên Khang ?
Nguyên Khang : Ảnh hưởng rất là nhiều. Bản thân em và các đồng nghiệp tại Mỹ cũng như trong nước đều bị hủy các show, không được trình diễn, nói chung là tụi em thất nghiệp từ tháng 3 cho đến bây giờ, gần một năm ! Không chỉ về kinh tế, mà về tâm lý thì cũng xáo trộn rất nặng nề. Em không biết nói gì hơn là chỉ cầu mong là đại dịch qua sớm, hoặc có một thuốc gì đó để trị bệnh này, cho mọi người an tâm hơn mà trở lại cuộc sống bình thường.
RFI: Ngoài tác động kinh tế, tức là không được trình diễn, nên mất một nguồn thu nhập rất lớn, còn có vấn đề tâm lý như Nguyên Khang nói, một người nhạc sĩ, ca sĩ mà không có đất dụng võ trong suốt một thời gian khá dài như vậy, thì chắc rất là khó chịu. Cụ thể tâm trạng của Nguyên Khang hiện nay như thế nào ?
Nguyên Khang: Thưa anh, thường thường ít nhất là cứ hai tuần hoặc ba tuần là mình xách giỏ lên máy bay, đi đây đi đó, mình được hát, mình được gặp khán giả, mình được thỏa mãn niềm đam mê của mình, mình đi phục vụ. Khi mà không có những cái đó, thì mình mất nhiều lắm, khiến cho mình có cảm giác là bị « vô dụng ». Vô dụng tại vì thú thật với anh cũng như quý vị, hầu hết ca sĩ như tụi em chỉ biết làm nghề đó thôi, không biết làm nghề nào khác để kiếm sống hoặc để quên đi tình hình này.
RFI: Trung tâm Thúy Nga thì có chương trình Music Box, nhóm của Quốc Khanh thì MMG, còn Nguyên Khang thì có « đất dụng võ » nào trên mạng để tiếp tục cống hiến cho khán giả ?
Nguyên Khang: Trong suốt thời gian ở nhà, em buồn quá, không biết làm gì, thế là em mở một sân khấu tại nhà, làm chương trình « Câu chuyện âm nhạc », livestream trên Facebook cho mọi người xem, thứ nhất cho mình đỡ nhớ nghề và thứ hai là được gặp gỡ khán giả qua mạng, để có cái tương tác, giúp giải tỏa phần nào tâm lý của mình. Em đã làm chương trình đó được 12 số, chiếu trên kênh Youtube của em và trên đài truyền hình SBTN. Cái đó phần nào giải tỏa tâm lý của mình. Đỡ nhiều lắm anh. Mình hát thấy « feel good » lắm. Sang đây anh thấy là Tết năm nay không sung túc như những năm trước, bằng chứng là Chợ Hoa rất là vắng, không ai buôn bán nhiều cho 3 ngày Tết. Về ca nhạc Tết thì Thúy Nga đã lên một chương trình, MMG cũng đã chiếu một chương trình, nhưng làm với tính cách phục vụ nhẹ nhẹ thôi, chứ không làm cái gì « ghê gớm » như những gì mà họ đã từng làm.
Em cũng vậy, production của em rất là nhỏ, chỉ có vài anh em ngồi đàn với nhau, em là người hát chính, rồi em mời vài người bạn làm « guest ». Tất cả các bạn đều đến với em vì âm nhạc, không ai lấy một đồng nào hết, cho nên cũng dễ cho em làm. Em chỉ cần một tí sponsor, SBTN đã bảo trợ cho em một ít để trang trải một số chi phí production cho anh em. Em hy vọng sẽ tiếp tục làm được như vậy để phục vụ cho khán giả, cho đến khi mọi việc trở lại bình thường thì em sẽ ngưng, hoặc là nếu quý vị vẫn thích và vẫn có bảo trợ, thì em sẽ tiếp tục làm.
RFI: Thời gian này chúng ta không có hoạt động gì khác, Nguyên Khang có thấy rằng mình có thể lợi dụng thời gian này để trau dồi thêm khả năng chuyên môn, hay tìm tòi những gì mới về âm nhạc để sau này khi đại dịch hết, ta có thể xuất hiện trở lại với một trình độ cao hơn?
Nguyên Khang: Thật sự thì trong đầu em lúc nào cũng có nhạc, cũng nghĩ đến nhạc hoặc là một bài hát nào đó. Đó là cái mà em trao dồi thường xuyên. Chương trình của em cũng tạo một pressure (áp lực) để mình tập làm producer (nhà sản xuất):Chương trình này mình làm như vậy nhe anh em, rồi mình hát làm sao, tập làm sao, đèn này nó như vậy hả em, đàn kia mướn bao nhiêu. Có nghĩa là em học về producer hơn là học hát! Làm sao tạo ra một cái show theo ý mình muốn, với số tiền chỉ có bao nhiêu đó.
RFI: Tức là nhờ đại dịch Covid-19 mà Nguyên Khang học thêm nghề mới. Trong chương trình của Nguyên Khang thì Nguyên Khang còn có vai trò mới là MC.
Nguyên Khang: MC là bất đắc dĩ, tại vì chương trình của mình nên mình bắt buộc phải nói. Em muốn tạo một không khí gần gũi, có nghĩa là em làm trong phòng khách nhà em, thì khán giả nhìn qua màn ảnh sẽ cảm thấy gần gũi. Em nói trước, đây không phải là một sân khấu chuyên nghiệp. Đây là những gì mà Nguyên Khang muốn chia sẻ từ tấm lòng của mình đối với âm nhạc và sự nhớ nhung của Nguyên Khang đối với khán giả của mình. Mình chia sẻ những tâm tình về bài hát đó, về kỷ niệm của bài hát đó. Và cái quan trọng hơn hết, đó là để mình được sống trong âm nhạc.
Quý vị có thể xem chương trình ” Câu chuyện âm nhạc” của Nguyên Khang trên trang Nguyên Khang Singer Official:
https://www.youtube.com/channel/UCvn3qxsjI8PFmVG7-7DY0jw/featured
Shark Fin Cove, Santa Cruz California.
Photo : Simon Huynh
Photo : Simon Huynh
Photo : Simon Huynh
Photo : Simon Huynh
Photo : Simon Huynh
Photo : Simon Huynh
False Kiva, UT
Kinh Đơn mùa Chạp
5 States challenges
Photo : Ly Thuy Khanh Nguyen
Photo : Ly Thuy Khanh Nguyen
Photo : Ly Thuy Khanh Nguyen
Photo : Ly Thuy Khanh Nguyen
KORAKIA PENSIONE
– Mọi chi tiết thì mời mọi người coi hình ạ
KORAKIA PENSIONE
257 S Patencio Rd, Palm Springs, CA 92262
Photo : Stella Kim
KORAKIA PENSIONE
257 S Patencio Rd, Palm Springs, CA 92262
Photo : Stella Kim
P/S: Ngâm nước xong em có dọn hết hoa này nọ ạ
KORAKIA PENSIONE
257 S Patencio Rd, Palm Springs, CA 92262
Photo : Stella Kim
KORAKIA PENSIONE
257 S Patencio Rd, Palm Springs, CA 92262
Photo : Stella Kim
KORAKIA PENSIONE
257 S Patencio Rd, Palm Springs, CA 92262
Photo : Stella Kim
KORAKIA PENSIONE
257 S Patencio Rd, Palm Springs, CA 92262
Photo : Stella Kim
KORAKIA PENSIONE
257 S Patencio Rd, Palm Springs, CA 92262
Photo : Stella Kim
KORAKIA PENSIONE
257 S Patencio Rd, Palm Springs, CA 92262
Photo : Stella Kim
KORAKIA PENSIONE
257 S Patencio Rd, Palm Springs, CA 92262
Photo : Stella Kim
KORAKIA PENSIONE
257 S Patencio Rd, Palm Springs, CA 92262
Photo : Stella Kim
KORAKIA PENSIONE
257 S Patencio Rd, Palm Springs, CA 92262
Photo : Stella Kim
KORAKIA PENSIONE
257 S Patencio Rd, Palm Springs, CA 92262
Photo : Stella Kim
KORAKIA PENSIONE
257 S Patencio Rd, Palm Springs, CA 92262
Photo : Stella Kim
KORAKIA PENSIONE
257 S Patencio Rd, Palm Springs, CA 92262
Photo : Stella Kim
KORAKIA PENSIONE
257 S Patencio Rd, Palm Springs, CA 92262
Photo : Stella Kim
257 S Patencio Rd, Palm Springs, CA 92262
Photo : Stella Kim
Big Bear
Photo : Triệu Minh
Photo : Triệu Minh
Photo : Triệu Minh
Photo : Triệu Minh
Photo : Triệu Minh
Photo : Triệu Minh